Giải quyết tranh chấp tại ICC

Giải quyết tranh chấp tại ICCcần có những gì? Điều kiện như thế nào? Cùng CNC COUNSEL tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé.

Giới thiệu về việc tố tụng tại Tòa án ICC

ICC là Tòa án Trọng tài quốc tế, một cơ quan giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế. Tòa án bao gồm hơn 100 thành viên từ khoảng 90 quốc gia với Trụ sở trung ương ICC đặt tại Paris, Pháp. Với tình hình hội nhập quốc tế và uy tín của ICC gần 100 năm hoạt động, việc các vụ kiện được đưa ra Tòa án Trọng tài quốc tế để giải quyết ngày càng được gia tăng

Trọng tài ICC sẽ được Tòa án ICC áp dụng với thẩm quyền được quy định theo Quy tắc ICC. Một số thẩm quyền đó bao gồm việc quyết định địa điểm trọng tài, chỉ định và quyết định thừa nhận đối với trọng tài viên.

Việc giải quyết tranh chấp tại ICC không phải do Tòa án ICC tự thân giải quyết mà sẽ do Hội đồng trọng tài thực hiện. Tòa án ICC giữ vai trò kết nối với các bên và HĐTT thông qua việc áp dụng quy tắc ICC. Đồng thời đảm bảo rằng quyết định của trọng tài là có hiệu lực thông qua xem xét, giám sát quyết định trọng tài cùng chức năng khác.

Các chức năng trên của ICC sẽ được thực hiện thông qua Ban Thư ký bao gồm 80 luật sư và nhân viên hỗ trợ và có thể giao tiếp lên đến 25 ngôn ngữ. Ban Thư ký được chia thành 8 “nhóm giải quyết tranh chấp” và mỗi trọng tài ICC thường được chuyên môn hóa trong một nhóm giải quyết tranh chấp.

Giải quyết tranh chấp tại ICC

Yêu cầu tố tụng của việc giải quyết tranh chấp tại ICC

Nếu tiến hành giải quyết tranh chấp tại ICC thì bạn cần nộp đơn yêu cầu tố tụng trọng cho Ban Thư Ký ICC căn cứ vào Điều 4 của Quy tắc ICC. Ban thư ký có nghĩa vụ tiếp nhận thông tin.

Chi phí hồ sơ thực hiện sẽ là 3.000 USD sẽ phải được thanh toán cùng lúc với việc nộp Đơn yêu cầu tố tụng trọng tài.

Đơn yêu cầu tố tụng sẽ bao gồm những nội dung sau:

  • Mô tả tranh chấp
  • Yêu cầu đòi bồi thường
  • Thỏa thuận trọng tài
  • Điều khoản chỉ định trọng tài viên
  • Tất cả những thông tin liên quan đến nơi giải quyết, luật áp dụng và ngôn ngữ trọng tài.

Thời gian giải quyết tranh chấp tại ICC

Việc phản hồi yêu cầu tố tụng trọng tài sẽ được thực hiện sau 30 ngày. Ban thư ký sẽ yêu cầu nộp bản trả lời theo Đơn kiện của nguyên đơn theo điều 5 quy tắc ICC.

Chỉ định Trọng tài viên

Số lượng trọng tài viên trong giải quyết tranh chấp tại ICC được quyết định bởi thoả thuận của các bên trong thỏa thuận trọng tài của mình (HĐTT gồm 1 hoặc 3 trọng tài viên). Theo Điều 12 Quy tắc ICC, nếu hai bên không thống nhất số lượng trọng tài viên, Tòa án ICC sẽ chỉ định một trọng tài viên duy nhất trừ khi thấy rằng cần thiết phải chỉ định 3 trọng tài viên.

Trong trường hợp một hay nhiều trọng tài viên không thể được chỉ định, Toà sẽ chỉ định trọng tài viên khác. Điều này bao gồm cả việc chỉ định Chủ tịch HĐTT trong trường hợp hai bên không có cơ chế về việc chỉ định Chủ tịch HĐTT.

Xét thấy vì Tòa án ICC có quyền chỉ định các trọng tài viên như trường hợp trên, Điều 13.1 của Quy tắc ICC yêu cầu Tòa án ICC phải cân nhắc

  • Quốc tịch,
  • Nơi cư trú và
  • Các mối quan hệ khác với các nước mà các bên và các trọng tài viên là công dân
  • Khả năng có thể tham gia và năng lực của Trọng tài viên trước khi chỉ định.

Với việc giải quyết tranh chấp tại ICC, nếu chỉ định trọng tài viên duy nhất hoặc Chủ tịch HĐTT, trọng tài viên được chỉ định sẽ không có quốc tịch giống các bên trừ các trường hợp khác phát sinh.

Điều khoản Tham chiếu (TOR)

Theo Điều 23 của Quy tắc ICC, sau khi nhận được hồ sơ đơn kiện từ Ban Thư ký gửi đến, HĐTT sẽ soạn thảo một văn bản gọi là “Bản Ðiều khoản Tham chiếu” (TOR) dựa trên các văn bản giải trình của các bên trong vòng hai tháng (có thể dài hơn trong trường hợp được HĐTT gia hạn).

TOR là văn bản độc nhất trong tố tụng trọng tài được phân xử theo Quy tắc ICC. Nó bao gồm một thoả thuận được ký giữa các bên và các trọng tài viên về những vấn đề liên quan đến thông tin chi tiết về các bên và các thông báo, tóm tắt luận cứ và yêu cầu đòi bồi thường của các bên, một danh sách vấn đề phải được giải quyết (nếu phù hợp), địa điểm trọng tài và các vấn đề tố tụng khác (nếu cần thiết).

TOR hoạt động theo thoả thuận vì mục đích của quy trình tố tụng trọng tài. Do đó, ngay sau khi các bên kí TOR, không bên nào được đưa ra khiếu kiện mới năm ngoài giới hạn của TOR trừ phi được HĐTT cho phép sau khi xem xét bản chất của yêu cầu khởi kiện mới, giai đoạn trọng tài và các vấn đề khác liên quan.

Giải quyết tranh chấp tại ICC

Thực hiện Tố tụng Trọng tài và Quản lý vụ việc

Điều 24 của Quy tắc ICC yêu cầu sau khi TOR được ký, HĐTT tổ chức “phiên họp điều hành vụ việc” để lấy ý kiến các bên về thủ tục thực hiện tố tụng trọng tài. Nó có thể bao gồm (nhưng không giới hạn) việc thảo luận về những vấn đề như phân chia quá trình giải quyết, thời gian nộp hồ sơ, phương thức liên lạc, nghe các bên trình bày một cách không có giá trị chứng cứ và quy trình tiết lộ/xác minh.

Liên quan đến việc nộp tài liệu, Quy tắc ICC chỉ yêu cầu Đơn kiện và Bản phúc đáp tương ứng. Tuy nhiên, Uỷ ban thường yêu cầu nộp thêm các văn bản tiếp sau đó (Đơn Khởi kiện, Bản tự bảo vệ, Hồi đáp, Phản tố…) phát sinh trong phiên họp điều hành vụ việc.

Trong hoặc sau phiên họp này, HĐTT sẽ lập thời gian biểu tiến hành tố tụng để thực hiện tố tụng trọng tài. Lịch trình này được chuyển đến Tòa án ICC.

Các phiên họp điều hành vụ việc hoặc tiêu chuẩn đánh giá tố tụng sau đó có thể sẽ được Hội đồng Trọng tài thông qua (sau khi tham khảo ý kiến các bên) để đảm bảo việc xử lý vụ việc có hiệu quả.

Kết thúc Tố tụng Trọng tài và Ban hành phán quyết

Theo điều 27 Quy tắc ICC, giải quyết tranh chấp ICC sẽ được HĐTT tuyên bố tố tụng trọng tài liên quan đến những vấn đề được quyết định trong quán quyết. Sau tuyên bố này, không có bất kỳ đệ trình/tranh luận và bằng chứng nào được đưa ra thêm.

Thời hạn của phán quyết cuối cùng là 6 tháng tính từ ngày các bên ký TOR và có thể gia hạn. Tuy nhiên, Quy tắc ICC cho phép một khoảng thời gian ban hành phán quyết linh hoạt hơn dựa trên quyết định của HĐTT hoặc phần lớn dựa trên sự đồng thuận của các bên. Theo đó các bên có thể ấn định một khoảng thời gian khác dựa vào thời gian biểu quy trình tố tụng đã được thiết lập (xem ở trên). Tòa án ICC có thể gia hạn thời gian nếu có yêu cầu hợp lý từ HĐTT.

Sau khi thông báo kết thúc thủ tục tố tụng trọng tài, HĐTT sẽ thông báo cho Ban Thư ký ngày mà HĐTT nộp bản thảo phán quyết để xin sự đồng ý của Tòa án ICC. Theo tố tụng trọng tài ICC, tất cả phán quyết được xem xét và phải được chấp thuận theo mẫu của Tòa án bởi Tòa án ICC. Tòa án ICC có thể đưa ra điều chỉnh về mẫu cũng như các lưu ý cho HĐTT về một số vấn đề cốt lõi. Giai đoạn xem xét phán quyết là một cơ chế đảm bảo rằng phán quyết được đưa ra tuân thủ theo mẫu, do đó hạn chế nguy cơ các phán quyết bị cơ quan tòa án có thẩm quyền của quốc gia thành viên có thể huỷ bỏ hoặc không được công nhận và cho thi hành theo Công ước New York 1958.

Thông tin liên hệ

Trên đây là những thông tin về Giải quyết tranh chấp tại ICC mà bạn có thể tham khảo. Hi vọng bài viết đã mang đến cho bạn nhiều kiến thức hữu ích. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ sau:

Địa chỉ: 28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thoại: (84) 28-6276 9900

Hot line: (84) 916-545-618

Email: contact@cnccounsel.com

Website:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *