Tuổi 21 – Cột mốc quan trọng trong hồ sơ Di Trú Hoa Kỳ

Nói về luật di trú Hoa Kỳ, con cái được chia ra:

–    Con phụ thuộc: có thể là con riêng, con chung, con ngoài giá thú, con nuôi, nhưng đều phải dưới 21 tuổi và chưa lập gia đình. Con phụ thuộc có con cũng được, miễn là chưa lập gia đình. Khi đã lập gia đình rồi, người con đó không còn phụ thuộc ai mà có gia đình riêng rồi.
Con phụ thuộc
Người phụ thuộc có con nhưng chưa kết hôn vẫn được đi kèm hồ sơ bảo lãnh

–    Con trên 21 tuổi: những người con này sẽ không còn tính là phụ thuộc, tuy nhiên, nếu chưa kết hôn vẫn còn được hưởng một số quyền lợi nho nhỏ so với:
–   Con lập gia đình trên 21 tuổi: những người chưa 21 tuổi nhưng đã lập gia đình vẫn sẽ được tính như con trên 21 tuổi đã lập gia đình;
–   Con nuôi: được nhận nuôi dưới 16 tuổi, sống chung ít nhất 2 năm trước khi 16 tuổi. Ngoại trừ trường hợp trên và nhận con nuôi thông qua chính phủ như Brad Pitts và Angelina Jolie, những trường hợp còn lại không được hưởng quyền lợi di trú.
Như chúng ta đã biết, các diện bảo lãnh gia đình như sau:
Đối với công dân Hoa Kỳ:
•    Bảo lãnh vợ/chồng: CR1/IR1
•    Bảo lãnh con phụ thuộc: CR2/IR2
•    Bảo lãnh con nuôi: IR3/IR4
•    Bảo lãnh cha/mẹ: IR5
•    Bảo lãnh con trên 21 tuổi: F2B
•    Bảo lãnh con có gia đình: F3
•    Bảo lãnh anh chị em: F4
Đối với thường trú nhân:
•    Bảo lãnh vợ/chồng, con cái dưới 21 tuổi đi kèm: F2A
•    Bảo lãnh con dưới 21 tuổi: F2A
•    Bảo lãnh con độc thân trên 21 tuổi: F2B
Luật di trú đối với những người 21 tuổi
Con của người phụ thuộc thuộc diện nào sẽ được đi kèm?
Đặc biệt, Hoa Kỳ ban hành luật di trú rất khác đối với người dưới 21 tuổi và trên 21 tuổi.
Vậy khi nào con phụ thuộc được đi kèm, khi nào không?
Đối với công dân Hoa Kỳ, con phụ thuộc sẽ được đi kèm với các diện sau:
•    Diện F1
•    Diện F3
•    Diện F4
Đối với thường trú nhân:
•    Diện F2A
•    Diện F2B
Đạo luật CSPA
Cũng vì “luật di trú Hoa Kỳ đối xử rất khác đối với người dưới 21 tuổi và trên 21 tuổi.” Nên mới có việc con 21 tuổi được đi kèm với cha mẹ đối với một số diện bảo lãnh. Nhưng thông thường những hồ sơ bảo lãnh này có thời gian chờ rất lâu và khi tới lược được xét duyệt thì người con này đã quá 21 tuổi.
Khi đó, sẽ có hai cách xử lý như sau:
•    Cha mẹ qua Hoa Kỳ, có thẻ xanh, mở hồ sơ bảo lãnh con qua; hoặc
•    Xin cứu xét bằng luật CSPA (Child Status Protection Act) – Đạo luật bảo vệ tình trạng trẻ em.
Đạo luật bảo vệ tình trạng trẻ em chứ không phải Đạo luật bảo vệ trẻ em như người ta hay nói. Bảo vệ trẻ em là bảo vệ trẻ khỏi mối nguy trong xã hội, cái này ai trong chúng ta cũng phải làm. Còn “Đạo luật bảo vệ tình trạng trẻ em” có nghĩa là, bảo vệ quyền lợi di trú dành cho trẻ em/con phụ thuộc đối với một số đối tượng vừa lố quá 21 tuổi.
Đạo luật này tính bằng cách lấy độ tuổi của đối tượng với qua tuổi 21 bằng cách lấy tuổi hiện tại, trừ đi thời gian đã đợi tại sở di trú. Ví dụ như, hồ sơ có ngày ưu tiên là 02/01/2000, Sở Di Trú Hoa Kỳ chấp thuận hồ sơ vào ngày 02/01/2005, tức là xử lý 5 năm. Tới lúc phỏng vấn vào ngày 02/01/2013, đứa con đi kèm đã 23 tuổi. Xin cứu xét bằng luật này, nhân viên chính phủ đang xử lý tại NVC hoặc lãnh sự quán sẽ lấy số tuổi hiện tại (23) trừ đi thời gian đợi (5) sẽ ra độ tuổi theo đạo luật cứu xét này (23-5=18).
Kiện tuổi CSPA
Tuổi CSPA nên tiến hành trong vòng 1 năm
Nhưng mà, xin cứu xét theo luật này cũng phải lưu ý:
•    Phải xin cứu xét trong vòng 1 năm từ lúc bắt đầu được xử lý từ NVC trở đi. Lâu hơn thời gian đó, chính phủ không giải quyết.
•    Thời điểm xét tuổi theo luật CSPA này, chính xác nhất là tại thời điểm cấp visa. Có nghĩa là, xét tuổi CSPA tại NVC được, không chắc chắn rằng sẽ không quá tuổi tại thời điểm cấp visa.
•    Người đi kèm đã được xét CSPA tại NVC nhưng không có tên trong thư mời phỏng vấn, đương đơn phải kiện lại tại Lãnh sự quán. Sẽ có hai tình huống xảy ra:

  • Người đi kèm sẽ được thêm vào danh sách người thụ hưởng
  • Người đi kèm đã quá tuổi tại thời điểm phỏng vấn, dẫn đến bị xóa tên khỏi danh sách người thụ hưởng, phí chính phủ đã đóng tại NVC sẽ không được bồi hoàn.
Để hiểu rõ hơn về luật này, tất nhiên chúng ta cần biết thêm một số thuật ngữ khác như:
•    Priority date: ngày sở Di trú nhận được hồ sơ bảo lãnh của mình.
•    Cut-off date: ngày visa tới lượt của đường đơn. Có thể hiểu là mình sắp được đi phỏng vấn rồi.
•    Aging-out: người đi kèm đã quá tuổi rồi.
•    Freeze: đóng băng tuổi. Đại ý là tuổi của đứa bé sẽ đứng lại trong thời gian xử lý ở Sở Di Trú, chấp thuận rồi, mới tính là trẻ bắt đầu lớn tiếp.
•    Backlog: Tồn đọng hồ sơ. Hồ sơ bảo lãnh ngày càng nhiều, hồ sơ càng ngày càng bị tồn động, kéo dài thời gian xử lý ra. Đây cũng là một trong những lý do khiến trẻ em bị thiệt thòi nên tới năm 2002, đạo luật bảo vệ tình trạng trẻ em được quốc hội Mỹ thông qua.
Nguồn Di Trú Và Quốc Tịch


Công ty Di trú & Quốc tịch chuyên tư vấn bảo lãnh định cư Mỹ
Điện thoại: (8428) 38 222 102 – Hotline: 0912800877
Website: ditruquoctich.com
Địa chỉ: Lầu 5 tòa nhà Master, 41 – 43 Trần Cao Vân, Phường 6, Quận 3

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *